Đặt mục tiêu rõ ràng là chìa khóa để đạt được thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, đặc biệt là Marketing. Khi bạn có một mục tiêu cụ thể, bạn sẽ biết mình cần làm gì và đo lường được tiến độ của mình. Vậy mô hình SMART là gì và tại sao nó lại quan trọng trong Marketing? Cùng Business Up khám phá ngay nhé!

Định nghĩa mô hình SMART là gì?

mô hình smart là gì

Định nghĩa mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là một công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp và cá nhân xây dựng những mục tiêu rõ ràng, khả thi và dễ đo lường. Theo đó, một mục tiêu SMART phải đáp ứng 5 tiêu chí: cụ thể (Specific), có thể đo lường bằng các chỉ số cụ thể (Measurable), khả thi và thực tế (Achievable), liên quan đến mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp (Relevant) và có thời hạn hoàn thành rõ ràng (Time-bound).

Xem thêm: Digital marketing là gì? Xu hướng ngành digital marketing

Lợi ích của mô hình SMART

Đặt ra trọng tâm và định hướng rõ ràng

Mô hình SMART không chỉ giúp doanh nghiệp xác định mục tiêu mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc ra quyết định hàng ngày. Bằng cách đảm bảo rằng mọi quyết định đều phù hợp với các tiêu chí SMART, các nhà quản lý có thể đưa ra những lựa chọn tối ưu và loại bỏ những hoạt động không cần thiết, giúp doanh nghiệp tiến gần hơn tới mục tiêu đã đề ra. Ví dụ, khi đặt mục tiêu tăng doanh thu và giảm chi phí, doanh nghiệp sẽ tập trung vào các hoạt động bán hàng hiệu quả và cắt giảm những khoản chi tiêu không mang lại lợi nhuận.

Hỗ trợ xây dựng kế hoạch

mô hình smart là gì

Lợi ích của mô hình SMART

Mô hình SMART giúp tổ chức định hướng rõ ràng từng bước đi để đạt được mục tiêu. Với SMART tổ chức có thể xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể, chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để kế hoạch được đi đúng hướng.

Phương tiện để thúc đẩy nhân viên

Mục tiêu kinh doanh không đơn giản là đích đến mà còn là động lực thúc đẩy nhân viên. Nói cách khác, khi mục tiêu tăng trưởng thì doanh nghiệp và nhân viên đều được lợi. Doanh nghiệp có thể khuyến khích nhân viên của mình bằng cách đặt các mốc doanh số mục tiêu, nếu nhân viên đạt được thì họ cũng nhận được thêm phần thu nhập và sự công nhận xứng đáng.

Đẩy nhanh tiến độ đạt kết quả nhanh hơn

Kể từ khi xây dựng mục tiêu, mô hình SMART đã nhấn mạnh yếu tố đo lường. Nhân viên phải đạt được kết quả nào? Họ phải hoàn thành ngưỡng nào? Những kết quả nào được coi là đủ điều kiện?,…

Nhờ đó, bạn sẽ phải làm gì đó và đạt được mục tiêu của mình nhanh hơn. Điều này sẽ giúp bạn bỏ ra ít thời gian hơn vào các hành động không hiệu quả và vạch ra con đường cụ thể trực tiếp hơn để đạt được mục tiêu của mình.

Giảm căng thẳng

Khi năng suất làm việc bị ảnh hưởng và cảm giác không đạt được mục tiêu thường khiến bạn căng thẳng và lo lắng.

Áp dụng mô hình SMART hỗ trợ nhân viên đặt ra những mục tiêu cá nhân rõ ràng, khả thi và phù hợp với công việc chung của cả công ty, do đó nhân viên sẽ cảm thấy được định hướng rõ ràng, giảm bớt áp lực và tăng cường động lực làm việc.

Hướng dẫn áp dụng phương pháp SMART để thiết lập mục tiêu

S – Specific (Cụ thể)

mô hình smart trong marketing

Hướng dẫn áp dụng phương pháp SMART để thiết lập mục tiêu

Đầu tiên, để đạt được thành công việc đặt ra một mục tiêu rõ ràng và cụ thể là vô cùng quan trọng. Một mục tiêu mơ hồ, chung chung sẽ khiến bạn khó tập trung nỗ lực để đạt được và đánh giá tiến độ. Còn nếu đặt một mục tiêu quá cao, không nhìn vào thực tế thì tổ chức sẽ không thể biết mình cần phải làm thế nào để đạt được nó.

Vậy nguyên tắc thứ nhất trong mô hình SMART là xác định mục tiêu, thu hẹp phạm vi để mục tiêu đó, mục tiêu càng rõ ràng càng cụ thể thì các bước cần thiết để đạt được nó càng đơn giản.

Doanh nghiệp cần trả lời những câu hỏi sau để thiết lập được mục tiêu cụ thể:

  • Bạn muốn đạt được điều gì? (Kết quả mong muốn)
  • Ai sẽ thực hiện? (Người chịu trách nhiệm)
  • Làm thế nào để thực hiện? (Các bước cụ thể)
  • Mục tiêu này áp dụng ở đâu? (Phạm vi)
  • Khi nào mục tiêu này được hoàn thành? (Thời hạn)
  • Mục tiêu có đem lại kết quả rõ ràng? (Chỉ số đo lường)

Ví dụ: Thay vì đặt mục tiêu “Tăng doanh thu”, hãy thử với mục tiêu cụ thể hơn như “Tăng doanh thu từ sản phẩm A lên 20% trong quý 3 năm nay thông qua chiến dịch marketing online”.

M – Measurable: (Có thể đo lường được)

mô hình smart marketing

Đặt mục tiêu SMART phải đo lường được

Một mục tiêu chỉ thực sự hiệu quả khi có thể đo lường được tiến độ đạt được. Việc đo lường để bạn hiểu rõ và xác định được rõ ràng những gì cần làm theo từng mốc thời gian.

Ví dụ: Tăng lượng người biết đến thương hiệu mới lên 20% trong vòng 3 tháng tới, tập trung vào đối tượng khách hàng là người trẻ tuổi từ 18-25 tuổi thông qua các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội. Thì chỉ số đo lường thông qua các cuộc khảo sát, phân tích lượt truy cập website, tương tác trên mạng xã hội.

A – Achievable (Tính khả thi)

mô hình smart là gì

Tính khả thi phải được đáp ứng trong mô hình SMART

Mục tiêu đặt ra cần vừa đủ sức nặng để tạo động lực, vừa phải đảm bảo tính khả thi. Tuy nhiên, mục tiêu quá cao so với năng lực bên trong doanh nghiệp, nhân sự sẽ dễ gây ra áp lực, làm giảm tinh thần làm việc. Ngược lại, một mục tiêu quá dễ dàng lại không tạo ra động lực để phấn đấu. Tính khả thi của mục tiêu giúp nhà lãnh đạo xác định được giới hạn phía bên trong của tổ chức, tiềm lực của mỗi cá nhân có thể phát huy hết khả năng của mình.

Ví dụ: Giả sử một công ty sản xuất muốn tăng năng suất lên 20% trong năm tới. Thay vì đặt ra mục tiêu quá cao, công ty có thể chia nhỏ mục tiêu thành các giai đoạn nhỏ hơn, ví dụ như tăng năng suất 5% trong quý đầu tiên, 7% trong quý thứ hai và 8% trong hai quý cuối cùng.

Tham khảo thêm: SWOT là gì? Hướng dẫn phân tích mô hình SWOT chi tiết nhất

R – Relevant (Sự Liên quan)

R này trong mô hình SMART được hiểu theo 2 trường phái khác nhau. Đó là “Realistic” (Thực tế) và trường phái còn lại là “Relevant” (Liên quan).

mô hình smart marketing

Mục tiêu đặt ra cần có sự liên quan đến tầm nhìn của doanh nghiệp

Cả hai từ này đều nhấn mạnh rằng mục tiêu phải phù hợp với tầm nhìn và chiến lược tổng thể của doanh nghiệp, cũng như giải quyết các vấn đề mà các phòng ban khác có thể đang gặp phải.

Mục tiêu của mỗi nhân viên phải liên quan đến định hướng phát triển của công việc, đến lĩnh vực và chức vụ của họ, đồng thời phải phù hợp với mục tiêu định hướng phát triển chung của công ty.

T – Time-bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Trong phương pháp SMART, yếu tố cuối cùng cần được xác định là thời gian. Đặt ra một khung thời gian cụ thể cho mục tiêu sẽ giúp quản lý và nhân viên làm việc có sự tập trung, thúc đẩy tinh thần hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn theo lịch trình đã tính toán trước.

Ý nghĩa mô hình SMART trong Marketing

Làm rõ và chi tiết hóa mục tiêu marketing

Nhiều doanh nghiệp thường đặt ra những mục tiêu chung chung, khó đo lường và thiếu tính thực tế. Điều này khiến cho việc theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả trở nên khó khăn. Khi áp dụng phương pháp SMART vào lập kế hoạch marketing, các mục tiêu sẽ được xác định một cách cụ thể, giúp doanh nghiệp hình dung rõ hơn về kết quả mong muốn.

Nâng cao tính chính xác và phù hợp của mục tiêu

mô hình smart trong marketing

Ý nghĩa mô hình SMART trong Marketing

Mô hình SMART là một công cụ giúp các nhà quản lý ‘lọc’ ra những mục tiêu mơ hồ, không khả thi, từ đó tập trung vào những mục tiêu cụ thể, thực tế và mốc thời gian rõ ràng.

Tối ưu hóa khả năng theo dõi và đánh giá

Mô hình SMART hỗ trợ các nhà quản trị đo lường và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên một cách dễ dàng và chính xác hơn. Đồng thời cung cấp cơ sở để đưa ra các biện pháp cải thiện và khắc phục cần thiết, nhằm đảm bảo hiệu quả công việc và đạt được kết quả mong muốn.

Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Mô hình SMART cung cấp cho nhân viên một định hướng rõ ràng, từ đó họ có thể tập trung vào công việc và hướng đến mục tiêu một cách hiệu quả. Nhà quản trị cũng có cách đánh giá khách quán hơn về hiệu suất làm việc của từng nhân viên.

Trong thực tế, việc làm thêm giờ không phải lúc nào cũng phản ánh hiệu suất công việc tốt. Khi mục tiêu được đặt ra một cách rõ ràng và cụ thể, nhân viên có thể tập trung vào công việc của mình và đề xuất những ý tưởng sáng tạo để đạt hiệu quả cao mà không cần phải làm thêm giờ trong tình trạng mệt mỏi.

Một vài ví dụ về mô hình SMART

mô hình smart trong marketing

Một vài ví dụ về mô hình SMART

Ví dụ về mô hình SMART đối với dự án Xây dựng

Mục tiêu: Hoàn thành dự án xây dựng trung tâm thương mại ABC đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

  • Specific (Cụ thể): Hoàn thành toàn bộ hạng mục xây dựng, bao gồm phần thô, hoàn thiện nội thất, lắp đặt hệ thống điện, nước, điều hòa…
  • Measurable (Đo lường được): Dự án sẽ được nghiệm thu và bàn giao vào ngày 31/12/2024. Chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật theo bản vẽ thiết kế và các quy định hiện hành.
  • Achievable (Khả thi): Với nguồn lực nhân lực, vật liệu và kinh phí hiện có, cùng với việc lên kế hoạch chi tiết và phân công công việc rõ ràng, mục tiêu hoàn toàn khả thi.
  • Relevant (Phù hợp): Dự án trung tâm thương mại ABC phù hợp với chiến lược phát triển của công ty và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
  • Time-bound (Có thời hạn): Dự án phải hoàn thành và bàn giao vào ngày 31/12/2024.

Ví dụ về mô hình SMART trong ngành Công nghệ

Mục tiêu: Phát triển và ra mắt ứng dụng di động mới để tăng lượng người dùng đăng ký trong vòng 3 tháng tới.

mô hình smart marketing

Ví dụ về mô hình SMART trong ngành Công nghệ

  • Specific (Cụ thể): Phát triển một ứng dụng di động trên nền tảng iOS và Android, tích hợp các tính năng chính như tìm kiếm, đặt hàng, thanh toán trực tuyến.
  • Measurable (Đo lường được): Tăng số lượng người dùng đăng ký mới lên 50.000 người trong vòng 3 tháng.
  • Achievable (Khả thi): Với đội ngũ lập trình viên giàu kinh nghiệm và ngân sách marketing đã được duyệt, mục tiêu này hoàn toàn khả thi.
  • Relevant (Phù hợp): Ứng dụng mới sẽ giúp công ty mở rộng thị trường và tăng doanh thu.
  • Time-bound (Có thời hạn): Ứng dụng sẽ được ra mắt vào ngày 30/06/2024.

Ví dụ về mô hình SMART trong lĩnh vực Giáo dục

Mục tiêu: Nâng cao điểm trung bình của học sinh lớp 12 lên 8.0 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

  • Specific (Cụ thể): Tập trung vào các môn thi chính, tổ chức các buổi ôn tập bổ trợ, mời giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
  • Measurable (Đo lường được): Điểm trung bình của lớp 12 sẽ tăng từ 7.5 lên 8.0 điểm.
  • Achievable (Khả thi): Với việc xây dựng kế hoạch học tập cụ thể, tăng cường tương tác giữa giáo viên và học sinh, mục tiêu hoàn toàn khả thi.
  • Relevant (Phù hợp): Việc nâng cao chất lượng học sinh là mục tiêu hàng đầu của nhà trường.
  • Time-bound (Có thời hạn): Mục tiêu sẽ được đánh giá vào cuối năm học.

Mô hình SMART là một công cụ không thể thiếu trong việc xây dựng và đạt được mục tiêu. Bằng cách xác định những mục tiêu đáp ứng các tiêu chí cụ thể, đo lường được, khả thi, phù hợp và có thời hạn, bạn sẽ có phương hướng rõ ràng để đạt được thành công. Hãy truy cập Business Up mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay ho khác.

>>> Có thể bạn quan tâm: