Bạn đã từng nghĩ tại sao các thương hiệu lớn như Coca-Cola, Apple, McDonald’s lại dễ dàng in sâu vào tâm trí chúng ta đến vậy? Bí quyết của họ nằm ở cách lồng ghép bộ nhận diện thương hiệu vào hình ảnh. Nếu bạn cũng muốn thương hiệu của mình gây được ấn tượng tốt đến nhiều người, hãy cùng Business Up khám phá ngay qua nội dung dưới đây nhé!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là gì

Bộ nhận diện thương hiệu là gì

Bộ nhận diện thương hiệu (Brand Identity Package) là tập hợp các yếu tố bên ngoài của thương hiệu giúp người xem dễ dàng nhận diện và nhớ đến. Trong đó, bao gồm các yếu tố hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ, và slogan,…tất cả tạo nên bộ nhận diện thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp.

Theo nghiên cứu của Edgar Dale nói rằng, con người có khả năng ghi nhớ và phản ứng mạnh mẽ với những trải nghiệm trực tiếp và gián tiếp thông qua thị giác. Con người chỉ nhớ khoảng 10% những gì đã được đọc, 20% nội dung được nghe và nhớ đến 95% những gì đã dạy lại cho người khác. Điều này đã chứng minh rằng, khi bạn cho khách hàng được tiếp xúc đa chiều với thương hiệu sẽ tạo nên dấu ấn mạnh mẽ và hiệu quả hơn cho khách hàng ghi nhớ.

Do đó, để gây dấu ấn mạnh mẽ cho người tiêu dùng, việc đầu tiên cần thực hiện đó là tạo một logo đẹp mắt, độc đáo, ấn tượng, khác biệt nhưng logo phải mang được ý nghĩa cũng như là sứ mệnh của thương hiệu. Những điều này phải được làm một cách đồng nhất và xuyên suốt trong thời gian dài.

Lợi ích của bộ nhận diện thương hiệu

Việc nắm rõ được lợi ích của doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài mà còn phát triển bền vững. Cùng theo dõi những lợi ích sau:

Tạo được sự khác biệt trong thị trường

Trong thị trường có sự cạnh tranh gay gắt như ngày nay, các sản phẩm dịch vụ tương tự ngày càng xuất hiện nhiều ở khắp nơi, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Do đó, bộ nhận diện thương hiệu khi được nổi bật sẽ giúp doanh nghiệp thể hiện được sự độc nhất, riêng biệt nhưng vẫn mang được ý nghĩa giá trị thiết thực từ sản phẩm và dịch vụ thông qua bộ nhận diện thương hiệu.

Tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu

Khi thương hiệu đã nhận được sức hút từ lượng lớn người tiêu dùng cũng là lúc bạn cần nâng cao khả năng nhận thức và giữ cho thương hiệu luôn được nằm trong tâm trí của khách hàng. Phần lớn đối với các doanh nghiệp B2B (Business to Business) trong thị trường hiện nay đều tăng cường nhận thức thương hiệu lên hàng đầu.

Thực tế cho thấy, doanh nghiệp tập trung vào phát triển bộ nhận diện thương hiệu sẽ nâng cao được doanh thu lên đến 23%. Bằng cách đồng bộ và rõ ràng trong mỗi thông điệp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành đối với khách hàng và phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường.

Việc lựa chọn nền tảng để quảng cáo cũng rất quan trọng, vì chúng có sức ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cũng như doanh thu của doanh nghiệp. Do đó, để tăng hiệu quả bạn có thể tìm hiểu và sử dụng đến Meta để nâng cao bộ nhận diện thương hiệu. 

Hiện nay, Meta là nền tảng duy nhất mang đến nhiều cách thức khác nhau để kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp. Dựa vào đánh giá mỗi ngày trên các công cụ đo lường, phần lớn người tiêu dùng đều sử dụng Instagram và Facebook để khám phá ra những thương hiệu mới. Cách tiếp cận đúng đối tượng với tổ chức của doanh nghiệp là khả năng xây dựng hình ảnh, video hay nội dung qua tham khảo các nhà sáng tạo nội dung ngày nay thực hiện để bắt kịp xu hướng, bạn có thể xây dựng hiệu quả nhiều loại quảng cáo khác nhau. Điều này đã được chứng minh bởi Meta và cho thấy thống kê có đến 74% người dùng thường sử dụng Facebook để khám phá các thương hiệu mới. Đây là tiềm năng lớn giúp cho doanh nghiệp tận dụng để tiếp cận được với khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn. 

Xây dựng lòng trung thành

Xây dựng lòng trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp

Xây dựng lòng trung thành giữa khách hàng với doanh nghiệp

Tham khảo thêm: Giải pháp marketing cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao 2024

Lòng trung thành của khách hàng còn được xem là tài sản vô giá đối với các doanh nghiệp. Lòng trung thành được xuất phát từ trải nghiệm mua hàng, giá trị sản phẩm, thời gian kết nối với thương hiệu. Khách hàng trung thành không chỉ thu hút được nhiều khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ khi họ thấy và cảm nhận được sự đồng điệu. 

Bằng cách gửi lời cảm ơn cho mỗi món hàng, một món quà nhỏ được gửi qua thư được viết bằng tay để thể hiện sự quan tâm, hành động này sẽ khiến khách hàng cảm thấy vui và đặc biệt hơn. Nếu bạn có quá nhiều thông tin khách hàng cần ghi nhớ, bạn có thể sử dụng đến phần mềm để lưu trữ thông tin khách hàng nhanh chóng và chính xác.

Nâng cao giá trị doanh nghiệp

Sau khi tạo ra bộ nhận diện thương hiệu đẹp và nhất quán, tiếp đến hãy làm tăng sự thành công của doanh nghiệp trong việc nâng cao vị thế, thu hút các đối tác, và mở rộng thêm cơ hội để phát triển trong tương lai. Trong mỗi hoạt động nâng cao giá trị này, bạn có thể tìm hiểu và nghiên cứu thêm những cách để xây dựng các chiến lược tiếp thị hiệu quả, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đối tác. Đồng thời, tập trung vào cải tiến sản phẩm và dịch vụ, nâng cao chất lượng và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. 

Cách lồng ghép bộ nhận diện thương hiệu vào hình ảnh

Logo

Logo thương hiệu

Logo thương hiệu

Logo là một biểu tượng đặc trưng của thương hiệu trong việc xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Do đó, ngoài mẫu thiết kế logo phải đồng nhất và xuyên suốt thì vị trí đặt logo ở trong khung hình hay video cũng phải đồng nhất ở một vị trí để khách hàng dễ dàng ghi nhớ và phân biệt rõ thương hiệu của doanh nghiệp với các đối thủ khác, đặc biệt là các đối thủ cùng ngành.

Bên cạnh đó, để tăng cường sự nổi bật của logo bạn có thể sử dụng dấu logo làm đường viền cho hình ảnh hoặc nội dung quan trọng. Điều này, càng làm tăng thêm sự hấp dẫn đối với hiệu ứng thị giác và khả năng ghi nhớ của người xem về thương hiệu.

Khám phá logo: Các kỹ thuật nên sử dụng

Để tăng cường độ nhận diện thương hiệu và tạo ấn tượng mạnh mẽ gây thu hút người xem, nhà thiết kế nội dung hay video cần sử dụng nhiều kỹ thuật khi khai thác logo để trở nên sống động và đa dạng hơn thông qua các hiệu ứng sau đây:

  • Dấu logo động: Là một cách sáng tạo để thu hút sự chú ý của người xem. Thay vì một hình ảnh tĩnh, hãy sử dụng logo vào video và tiến hành sử dụng các hiệu ứng chuyển đổi mượt mà như xoay tròn, phóng to, thu nhỏ hoặc có thể thay đổi qua lại vị trí logo. Điều này không chỉ giúp video trở nên sinh động hơn mà còn giúp người xem ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp nhanh chóng. Tuy nhiên, logo động thường được dùng trong các video quảng cáo, giới thiệu sản phẩm hoặc trên các nền tảng mạng xã hội.
  • Tạo nhiều bản sao hay xếp chồng logo: Giúp tạo ra hiệu ứng thị giác mạnh mẽ. Bạn có thể tạo bản sao và xếp chồng logo lên nhau theo chiều ngang hoặc dọc, kích thước hoặc màu sắc khác nhau. Chúng có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và thu hút người xem.
  • Hiển thị logo nhiều lần: Để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu bằng cách lặp lại các họa tiết của logo giúp người xem ghi nhớ logo một cách tự nhiên.
  • Thẻ tiêu đề: Thực hiện thẻ tiêu đề ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện được những nội dung cần truyền tải đến người xem. Do đó cần chú ý đến độ dài của tiêu đề, để tránh dài dòng làm mất đi tính hấp dẫn và thú vị của video.

Kiểu chữ

Kiểu chữ và phông chữ

Kiểu chữ và phông chữ

Kiểu chữ và phông chữ là hai yếu tố cơ bản trong việc thiết kế chữ vào video. Đối với kiểu chữ như một nhóm phông chữ giúp định hình dáng của chữ cái, còn phông chữ là xác định độ dày, chiều rộng và kiểu cách tạo nên một kiểu chữ. Sự kết hợp hài hòa giữa cả hai kiểu chữ và phông chữ sẽ giúp cho video trở nên sống động hơn.

Xem thêm: Môi trường Marketing là gì? Tầm quan trọng, yếu tố ảnh hưởng

Khám phá kiểu chữ: Các kỹ thuật nên sử dụng

Áp phích kỹ thuật số: Cho phép bạn khai thác tối đa không gian để truyền tải nội dung bằng cách sử dụng hiệu ứng đổ bóng, yếu tố đồ họa để tạo ra một bố cục sinh động và hấp dẫn.

Trọng điểm: Đặt nội dung, thông điệp chính vào giữa khung hình để tạo sự nổi bật, đồng thời màu sắc phù hợp cũng dễ dàng nổi bật được thông điệp.

Thuyết minh bằng hình ảnh: Mỗi khung hình là một nội dung ngắn gọn để miêu tả một hành động hay thông điệp từ trong hình giúp người xem dễ dàng hiểu rõ hơn về nội dung trong ảnh muốn truyền tải.

Thay đổi cảnh: Bạn có thể sử dụng các hiệu ứng chuyển cảnh theo nhạc để tăng sự thu hút với người xem.

Màu sắc

Màu sắc

Màu sắc

Màu sắc không chỉ đơn thuần là những gam màu đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa hay một giá trị, sứ mệnh của doanh nghiệp. Do đó, khi sử dụng màu sắc để thiết kế hình ảnh hay video cho thương hiệu cần khéo léo trong việc lựa chọn những yếu tố đó.

Để khẳng định cá tính của thương hiệu, bạn cần xây dựng một bảng màu đặc trưng và sử dụng bản màu đó cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Bảng màu này sẽ trở thành một dấu ấn nhận diện, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận diện và ghi nhớ thương hiệu khi người xem đứng giữa vô vàng thông tin tràn lan trên mạng xã hội.

Có thể thấy, việc sử dụng màu sắc cho chữ không chỉ tạo nên sự bắt mắt mà còn nhấn mạnh thông điệp được truyền tải. Tuy nhiên, cần sử dụng màu sắc một cách hợp lý để tránh gây cảm giác rối mắt. Lưu ý nhỏ, bạn có thể sử dụng bảng màu của thương hiệu để sử dụng cho màu chữ. Điều này sẽ giúp cho người dùng dễ dàng nhận biết và ghi nhớ.

Ngoài ra, nếu bạn muốn chèn thêm những màu sắc khác vào nội dung bạn cần hiểu rõ ý nghĩa của từng màu sắc đó để tránh gây hiểu lầm về ý nghĩa trong nội dung.

Ví dụ:

  • Màu đỏ là nhiệt huyết đam mê hứng khởi
  • Màu vàng thể hiện tinh thần vui vẻ lạc quan thông thái
  • Màu xanh lá cây sự phát triển an toàn xoa dịu
  • Màu xanh da trời bản lĩnh niềm tin trí tuệ
  • Màu tím tâm trạng truyền cảm hứng thư giãn

<h4> Khám phá màu sắc: Các kỹ thuật nên sử dụng

Chuyển tiếp rực rỡ: Là hiệu ứng màu sắc được chuyển động để liên kết giữa các hình ảnh.

Khung tĩnh: Là khi tất cả màu sắc trong mỗi khung hình đều hài hòa và nhất quán tạo nên một cảm giác dễ chịu cho người nhìn.

Khung động: Là một mảng màu nhỏ, có thể là một hình dạng hoặc một đường nét trong khung hình cố định cũng đủ để thu hút sự chú ý của người xem đến một điểm nhất định trong hình ảnh.

Bậc màu: Bậc màu hay còn được hiểu là bộ lọc màu, cho phép chúng ta thay đổi hoàn toàn màu sắc của ảnh, nhằm tạo ra hiệu ứng nghệ thuật độc đáo.

<h3> Yếu tố dễ nhớ

Yếu tố dễ nhớ

Yếu tố dễ nhớ

Bạn muốn khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng, bạn có thể sử dụng những yếu tố dễ nhớ để gây dấu ấn như tạo hình ảnh, âm thanh, slogan hay một màu sắc đặc trưng của riêng doanh nghiệp. 

Để giúp cho khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn bằng cách tạo nên hình ảnh, âm thanh, slogan hay một màu sắc đặc trưng của riêng doanh nghiệp. Khi đó khách hàng sẽ dễ dàng liên tưởng đến thương hiệu của bạn ngay. Ví dụ: Thương hiệu đồ công nghệ Apple, có câu slogan “Think Different”, hay Thương hiệu giày Nike, có câu “Just Do It”. Bất kể slogan ở bất cứ đâu trên thế giới khi nhìn thấy chúng, mọi người đều nhớ đến là thương hiệu của bạn

<h4> Khám phá yếu tố dễ nhớ: Phương tiện nên sử dụng

Khẩu hiệu trên thẻ tiêu đề: Khi đặt khẩu hiệu trên thẻ tiêu đề, bạn cần lưu ý nội dung cần ngắn gọn, súc tích, truyền tải được thông điệp cốt lõi của thương hiệu. Khẩu hiệu còn phải phù hợp với hình ảnh và giá trị của thương hiệu.

Dấu logo làm khuôn mẫu: Logo còn được xem là biểu tượng đại diện cho doanh nghiệp, giúp khách hàng phân biệt được với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, bạn có thể tận dụng dấu logo để làm khuôn mẫu, điều này sẽ càng làm tăng thêm mức độ nhận biết thương hiệu cho khách hàng.

Sản phẩm làm tâm điểm: Bạn có thể tận dụng sản phẩm để làm tâm điểm cho những bài viết nói về lợi ích của sản phẩm đến khách hàng.

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng nhau khám phá những cách lồng ghép bộ nhận diện thương hiệu vào hình ảnh một cách hiệu quả. Bằng việc áp dụng những kiến thức mà Business Up đã chia sẻ, hy vọng bạn hoàn toàn dễ dàng vận dụng và đem lại chuyển đổi cao.

 >>> Có thể bạn quan tâm: